‘Chết’ vì tỷ giá

Tỷ giá biến động theo hướng khó lường đã khiến những doanh nghiệp vay nhiều USD lâm vào cảnh khốn khó hoặc thua lỗ.
Chênh lệch lãi suất quá lớn giữa ngoại tệ (USD) và nội tệ giữa năm  đã khiến nhiều doanh nghiệp đổ xô vay USD. Đến đầu tháng 11, khi các khoản vay đã đến lúc đáo hạn, nhiều doanh nghiệp không những không “chạy” ra USD để trả mà còn chịu những khoản lỗ trên trời do biến động tỷ giá.

Khổ vì lao vào USD

Công ty CP hàng hải Đông Đô cho biết, dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 3/2011 tăng 87,33 tỷ đồng, tương đương 7,4% (trên 6 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận sản xuất kinh doanh vẫn giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài chi phí giá vốn tăng, thì một nguyên nhân quan trọng theo lý giải của lãnh đạo công ty, là do ảnh hưởng giữa việc điều chỉnh tỷ giá giữa VND/USD. Công ty này cũng vừa đánh giá lại các khoản vay ngoại tệ và ghi nhận lỗ do chênh lệch tỷ giá lên đến 17 tỷ đồng.
Một điển hình khác là Công ty Container phía Nam, dù doanh thu quý 3 tăng 5% so với cùng thời điểm năm ngoái nhưng lỗ sau thuế lại tăng cao. Đơn vị này cũng cho rằng nguyên nhân lỗ nặng là do phải trả chênh lệch tỷ giá 2,6 tỷ đồng. Cùng với đó là tỷ giá tăng nên chi phí lãi vay ngân hàng tăng lên.

Việc doanh thu tăng nhưng vẫn lỗ, thậm chí lỗ nặng so với cùng kỳ là điều dễ hiểu. Vào tháng 9 – 10/2010, tỷ giá USD trong các ngân hàng thương mại chỉ khoảng 19.520 đồng/USD, nhưng đến cuối tháng 10 năm nay, tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại đã lên đến 21.011 đồng/USD. Theo đó, cứ 10.000 USD đi vay thì doanh nghiệp lỗ do chênh lệch tỷ giá so với năm ngoái ít nhất 14,6 triệu đồng. “Đây chỉ là một trong nhiều khoản lỗ do vay USD mang lại, vì hiện nay để trả nợ, doanh nghiệp không thể mua USD bằng giá niêm yết của ngân hàng, lại phải trả lãi các khoản vay này với lãi suất khoảng 8,9%/năm nếu vay vào tháng 5, tháng 6 năm nay”, tổng giám đốc một doanh nghiệp trần tình.

Vay nội tệ lợi hơn

Tuy nhiên, những căng thẳng và rủi ro do biến động tỷ giá vẫn không làm chùn tay nhiều doanh nghiệp. Dù chưa công bố con số cụ thể nhưng Vụ Dự báo và thống kê tiền tệ, NHNN cho biết, từ tháng 10, tình hình vay USD của các doanh nghiệp lại có xu hướng gia tăng, đặc biệt cuối tháng 10 đến nay, nhu cầu vay ngoại tệ lại tăng mạnh. Nhiều chuyên gia lo ngại, biên độ biến động tỷ giá 1% như NHNN công bố vào đầu tháng 9 sẽ dễ bị phá vỡ, vì “hạn mức” của biên độ chỉ còn 0,15%.

Theo TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, tỷ giá USD/VND đang chịu sức ép lớn từ nhiều phía, như lạm phát, cầu đột biến về vay USD, cầu USD cuối năm cho nhập khẩu nguyên liệu sản xuất tiêu dùng, cầu USD cho nhập vàng… Sức ép lên tỷ giá là quá lớn và doanh nghiệp nên cân nhắc khi vay USD.

Cũng theo ông Tự Anh, dù lượng kiều hối về kỷ lục, dự trữ ngoại hối của NHNN tăng nhanh nhưng điều này không có nghĩa là nguồn cung USD lưu thông “ào ạt” trong nền kinh tế thời điểm này, mua USD trả nợ không phải là chuyên dễ. hưng nếu tính trên lợi thế vay nội tệ và ngoại tệ (USD) hiện nay, chuyên gia này cho rằng “nếu kỳ vọng về phá giá VND không quá lớn thì vay VND vẫn có lợi”, điều này đã được thể hiện trong quyết tâm chống lạm phát của Chính phủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02383 514 686