Lên sát 110 USD/thùng, giá dầu đắt nhất 10 tháng

Giá dầu đang có chuỗi thời gian tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2010 do căng thẳng leo thang đối với Iran làm tăng nỗi lo nguồn cung đúng lúc kinh tế toàn cầu có nhiều dấu hiệu hồi phục.
Trên thị trường New York, dầu WTI đã lên sát 110 USD/thùng lần đầu tiên trong 10 tháng khi vấn đề nguồn cung ở khu vực vịnh Ba Tư trở nên nóng bỏng bởi lệnh trừng phạt chống lại Iran. Theo nguồn tin có được của Bloomberg, Tehran hôm qua đã bác bỏ mối quan tâm của Liên Hợp Quốc về việc thanh tra vũ khí hạt nhân với kết quả Iran đang đẩy nhanh tiến trình làm giàu uranium thời gian gần đây.

Stephen Schork, chủ tịch tập đoàn Shork nhận xét, mốc 110 USD/thùng không còn xa vì căng thẳng giữa Iran và phương Tây đang tăng lên một cách đáng kinh ngạc. Hiện giới đầu tư đang e ngại tình hình hiện nay nếu tiếp tục sẽ gây ra một cuộc chiến mới ở Trung Đông.

Đóng cửa phiên 24/2, giá dầu WTI giao tháng 4 tăng 1,94 USD hay 1,8% lên 109,77 USD/thùng – cao nhất kể từ ngày 3/5/2011. Trong tuần này, giá tăng tổng cộng 6,3% và đã có chuỗi tăng 7 ngày liên tiếp – lâu nhất kể từ 6/1/2010.

Giá dầu Brent cùng kỳ hạn tăng 1,85 USD lên 125,47 USD/thùng trogn phiên qua – cao nhất kể từ ngày 29/4.

Niềm tin tiêu dùng của Mỹ, Pháp và Hàn Quốc mới công bố đều lạc quan, sau khi Đức đã có kết quả tương tự ở ngày thứ Năm, làm tăng niềm tin thế giới sẽ đẩy lùi được cuộc suy thoái.

Giá dầu cao tuy nhiên làm cho thế giới bắt đầu lo sợ. Tổng thống Mỹ Obama đã thừa nhận khó có thể ngăn chặn giá dầu leo thang và kêu gọi người dân nơi đây kiên nhẫn chịu đựng bởi đây là vấn đề không thể giải quyết được trong một sớm một chiều. Có nhiều nguồn tin cho thấy, nếu vấn đề Iran tiếp tục nóng thì Mỹ sẽ cho mở kho dự trữ dầu chiến lược. Hiện Mỹ là nước tiêu thụ xăng dầu số 1 thế giới.

Goldman Sachs hôm 22/2 đưa ra dự báo cho thấy giá dầu WTI sẽ ở xu hướng tăng trong năm nay ngay cả khi sản lượng dầu của Mỹ đạt mức cao nhất 9 năm và dự trữ dồi dào. Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong khi đó cảnh báo giá dầu có thể tăng thêm 20 – 30% nữa nếu tình hình Iran không lắng dịu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02383 514 686